EN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG NÔNG NGHIỆP (kỳ 2)
Hiện nay, các công nghệ truy xuất nguồn gốc đặc biệt truy xuất nguồn gốc Blockchain được các công ty công nghệ nghiên cứu và áp dụng, nhưng câu chuyện chi phí và khả năng truy xuất tận gốc trong cả chuỗi trồng trọt – cung ứng vẫn là vấn đề phải xem xét.

Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam có đang phát triển đúng xu hướng theo chính sách, kế hoạch? Hay thực tiễn vẫn đang là lời kêu gọi, hô hào, phân tích mà chưa có bất kỳ sự đầu tư quy mô đồng bộ nào?  

Với diện tích nông nghiệp cả nước có hơn 29 triệu ha nhưng từ năm 2017 đến nay chỉ có 29 dự án khu nông nghiệp công nghệ cao đã được quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động trên cả nước. Điều đó chứng minh việc triển khai đồng bộ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao vẫn còn những khó khăn khó giải quyết. Trong đó những khó khăn cụ thể là: 

            Vốn đầu tư công nghệ cao: là trở ngại đầu tiên cho việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp khi doanh nghiệp nông nghiệp chỉ có khoảng hơn 4,000 còn lại là hộ nông dân trên 9.3 triệu hộ nên việc đầu tư công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn mà cần có sự quy hoạch, chính sách hỗ trợ của từng vùng địa phương đến cấp Nhà nước. 

                Không thể triển khai đồng bộ: Với nền nông nghiệp vẫn là nền kinh tế mũi nhọn của quốc gia nhưng sức cạnh tranh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực như Thái Lan vẫn thua kém vì chưa có những mô hình nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và có khả năng mở rộng. Các mô hình đã và đang được triển khai vẫn thuộc cụm nhỏ lẻ, quy mô cấp doanh nghiệp, cấp tỉnh nên bị hạn chế khả năng phát triển đồng bộ trên quy mô quốc gia. 

                Mô hình phức tạp, cồng kềnh: Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiện nay đều cồng kềnh, đòi hỏi cần đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc. Dẫn đến việc khó triển khai đến tầng lớp nông dân nếu không có các chương trình đào tạo, cũng như khó triển khai trên phạm vi diện tích lớn. 

 

Bên cạnh đó, xu hướng nông nghiệp xanh, thực phẩm sạch (organic) và vấn đề niềm tin của người tiêu dùng làm dấy lên nhu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tạo hàng rào nhập khẩu ở các nước tân tiến khiến thực phẩm, nông sản Việt Nam gặp bất lợi trên con đường xuất khẩu khi không thể chứng minh tiêu chuẩn sản xuất, nguồn gốc sản phẩm. 

 

Hiện nay, các công nghệ truy xuất nguồn gốc đặc biệt truy xuất nguồn gốc Blockchain được các công ty công nghệ nghiên cứu và áp dụng, nhưng câu chuyện chi phí và khả năng truy xuất tận gốc trong cả chuỗi trồng trọt – cung ứng vẫn là vấn đề phải xem xét. 

 

Đứng trước những cơ hội cũng như thách thức đó, Việt Nam cần những ý tưởng phát minh giải quyết thực trạng vấn đề, góp phần hoàn thiện bức tranh nông nghiệp công nghệ cao của nước nhà. 

Với chuyên môn về công nghệ và thế mạnh về Blockchain, CTCP BOM Software đã nghiên cứu và phát triển ý tưởng mô hình nông trại thông minh chi phí thấp kết hợp giữa IoT và Blockchain với khả năng áp dụng trên phạm vi quy mô rộng nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình áp dụng công nghệ cao vào nền nông nghiệp. 

 

Ý tưởng mô hình nông trại thông minh (Smart Farm) sử dụng hệ thống Gateway có khả năng thu phát sóng trong phạm vi bán kính 10km để thu tín hiệu thông tin từ các cảm biến (sensor) được cài đặt ngay trên đất trồng, sau đó gateway tổng hợp về gửi thông tin về máy chủ IoT và hiển thị thông tin trên một ứng dụng điện thoại. Người dùng có thể theo dõi và quản lý nông trại chỉ thông qua smart phone.

 

Các thông tin thu thập được sẽ được phân tích hàm lượng, nồng độ dinh dưỡng của các nguyên tố trong đất, độ ẩm, thời tiết, kích thước cây trái đồng thời đưa ra các dự báo về bệnh dịch, thiên tai bằng công nghệ AI. Từ đó, người dùng có thể điều khiển tự động hệ thống tưới tiêu, chiếu sáng dựa trên những khuyến nghị, cảnh báo. 

 

Đồng thời, thông tin thu thập theo thời gian thực từ các sensor sẽ được lưu trữ trên nền tảng Blockchain, từ đó áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc Blockchain ngay từ những dữ liệu thời gian thực đầu vào bằng sensor để kết quả truy xuất minh bạch và rõ ràng hơn, chứ không phải thông tin được chỉ được thống kê và đưa vào hệ thống Blockchain bởi người dùng. 

 

Mô hình nông trại thông minh chi phí thấp với mục tiêu tối giản thiết bị máy móc đầu tư, cắt giảm chi phí đầu tư, tinh gọn hệ thống quản lý nhưng tối ưu hóa tính năng của công nghệ IoT kết hợp Blockchain, AI chính là lời giải cho bài toán thực trạng cơ hội và thách thức của nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. 

 

Hiện dự án đang được BOM Software kêu gọi sự chung tay phát triển và đầu tư từ các đối tác, doanh nghiệp, quỹ đầu tư vì một nền nông nghiệp bền vững.