Cùng với nền tảng kinh tế, giáo dục là cái gốc của mọi thứ, là nguyên nhân của phần lớn các nguồn cơn của một gia đình, một cộng đồng hay một đất nước. Sở dĩ như vậy là vì, giáo dục góp phần tạo nên phẩm cách con người, ‘nếp nhà’ của một gia đình, và giáo dục cũng làm nên tầm vóc của một dân tộc. Các nước có nền giáo dục tiên tiến thì đồng thời cũng là các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có một xã hội văn minh.
Thế nhưng, sự xuống cấp đạo đức trong môi trường học đường, điển hình nhất là gian lận trong thi cử ở nhiều cấp, trong những năm gần đây đã làm dấy lên những âu lo không chỉ về chất lượng đào tạo, về đạo đức xã hội, mà còn về phẩm giá của thế hệ tương lai và tiền đồ của đất nước.
Hiện tượng tiêu cực trong thi cử có thể chia thành các nhóm sau: Sử dụng tài liệu trong phòng thi cử, quay cóp bài làm của người ngồi cạnh, sao chép luận văn, đồ án, xin điểm, mua điểm, thi hộ, thi kèm… Những năm là ‘phao thi trắng trường’ ở nhiều trường phổ thông. Rồi tới lúc ‘phao’ chỉ được coi là gian lận ‘sơ đẳng’nếu so với thời công nghệ như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính cầm tay đa chức năng, v.v… trong các năm gần đây.
Nhưng dù sao, hành vi ‘quay cóp’ cũng mới chỉ là “mánh khóe nhỏ lẻ”. Có quy mô lớn hơn, nặng mùi ‘kim tiền’, mua bán đổi chác lại là khâu cuối cùng: chấm điểm, nhập điểm do người lớn. Đỉnh điểm là việc mua bán, đổi chác điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: 222 thí sinh vi phạm bị phát hiện ở 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, trên tổng số 925.000 thí sinh tham dự kỳ thi không phải là con số lớn, nhưng đã lột tả một hiện thực xã hội nhức nhối.
Năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó Giáo dục là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên, bởi giáo dục là một lĩnh vực có tác động xã hội liên quan trực tiếp và hàng ngày tới người dân. Công tác chuyển đổi số trong ngành tập trung vào ba mảng chính thông qua: Công tác giảng dạy như đào tạo e-learning, đào tạo qua thực tế ảo; Quản lý giáo dục như quản lý trương học, tài sản, tra cứu thông tin…; Vận hành và quản lý doanh nghiệp giáo dục.
Với công tác lữu trữ thông tin và lịch sử học tập của học sinh thì tính minh bạch và bảo mật của blockchain hoàn toàn phù hợp. Tính minh bạch nhưng đi đôi với bảo mật sẽ tạo ra sự minh bạch và công bằng trong môi trường giáo dục. Các thông tin, các thành tích, lỗi sai, kết quả học tập đều sẽ được mã hoá và lưu giữ trên blockchain. Khi được lưu trữ trên blockchain thì người sử dụng có thể dễ dàng tra cứu những thông tin liên quan đến học tập của bản thân và đó là biểu hiện của tính minh bạch. Sự công bằng sẽ được đảm bảo khi mà các dữ liệu được đưa lên blockchain sẽ không ai có thể can thiệp được vào và tình trạng gian lận, thay đổi điểm số sẽ không thể diễn ra.
Hơn thế thế nữa, khi áp dụng blockchain sẽ hình thành nên một học bạ với tất cả các thông tin về giáo dục của một người từ lúc tiếp nhận giáo dục cho đến sau này. Đồng bộ hoá dữ liệu thành chuỗi sẽ hữu ích cho công tác quản lý, phân loại đối với các cơ quan quản lý. Những thông tin này sẽ được bảo mật và minh bạch, nếu có sự thay đổi đều sẽ được Blockchain lưu lại các lịch sử thay đổi này. Từ đó, khắc phục hiện trạng của việc gian lận trong giáo dục. Đồng thời, tạo ra học bạ số đi theo suốt sự nghiệp học tập của một người và cho đến lúc xin việc, xin học bổng, nhà tuyển dụng, nhà tài trợ có thể kiểm tra các thông tin học vấn của ứng viên bằng Blockchain mà không lo ngại các vấn đề không công bằng, không minh bạch.