EN
CÂU CHUYỆN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG (Kỳ 5)
Để tăng khả năng cạnh tranh trước những công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ hậu cầu, dịch vụ logistics Việt Nam cần xây dựng tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dùng về theo dõi đơn hàng.

Việt Nam có tới gần 4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics nhằm phục vụ cho thị trường nội địa có giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 537,32 tỷ USD (theo lũy kế 10 tháng đầu năm 2021)Điều đó cho thấy nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam là rất lớn và tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. 

 

Nhưng trên thực tế, đa phần các công ty logistics lại là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, đồng thời, không được đầu tư công nghệ bài bản để tăng sự cạnh tranh trong ngành. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website, phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ… Trong khi đó khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng (visibility) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình.

 

Để tăng khả năng cạnh tranh trước những công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ hậu cầu, dịch vụ logistics Việt Nam cần xây dựng tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dùng về theo dõi đơn hàng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp phần mềm theo dõi đơn hàng, ngay cả các hãng vận chuyển cũng cho phép khách hàng tự kiểm tra đơn hàng trên website nhưng điểm yếu của các phần mềm này là chỉ cung cấp thông tin lịch trình mà không hiển thị kết quả thời gian thực của lô hàng. 

 

Để khắc phục điểm yếu này, công ty cổ phần BOM Software nghiên cứu và cho ra mắt Tracking-Cargo, công cụ giúp định vị và theo dõi hàng hoá theo thời gian thực. Tracking – Cargo giúp người dùng theo dõi lịch trình dự kiến sát với hành trình di chuyển thực tế do đó có thể ước lượng được tương đối chính xác thời gian container cập bến. Đây là điểm mấu chốt giúp các công tác đàm phán diễn ra thuận lợi, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thương mại với các hình thức thanh toán quốc tế. Vì hai bên có thể theo dõi thời gian di chuyển thực của container, vậy nên quá trình thanh toán sẽ diễn ra nhanh hơn khi hai bên chắc chắn được rằng lợi ích của mình đã được đảm bảo.

 

Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của công nghệ Blockchain, các chuyên gia công nghệ, nhà quản trị, các doanh nghiệp tìm cách ứng dụng Blockchain vào mô hình doanh nghiệp để tạo nên một tầm vóc phát triển mới. Thực trạng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chính là các hình thức thanh toán quốc tế gây trở ngại đến điều khoản hợp đồng khi nhà sản xuất phải chịu rủi ro từ lúc sản xuất đến khi xuất hàng ra khỏi cảng mới bắt đầu nhận được thanh toán. Nhưng các quy trình thanh toán quốc tế thường tốn nhiều thời gian và thủ tục, có thể kéo dài đến đôi tuần nhà sản xuất mới có thể nhận được tiền nhưng hàng hóa đã được xuất khẩu. 

 

Do đó, một trong những giá trị mà tính năng của Blockchain mang lại cho lĩnh vực xuất nhập khẩu có giá trị tỷ đô đó là các hợp đồng thông minh và hình thức tài chính phi tập trung. Với smart contracts và hình thức thanh toán bằng Blockchain, các nhà xuất khẩu Việt Nam đàm phán thiết lập hợp đồng chỉ với vài dòng mã cho các điều khoản điều kiện của hợp đồng và nhận thanh toán ngay khi xuất cảng hoặc theo các điều khoản thanh toán nhưng quy trình xử lý thanh toán chỉ mất từ 4-6 giây và không tốn chi phí trung gian. 

 

Công nghệ là xu thế mang tính thời điểm, nếu người dùng không nắm bắt ngay sẽ trở nên lạc hậu và thụt lùi, đặc biệt trong kinh doanh, kinh tế, điều đó sẽ mang lại tác động không nhỏ đối với lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, Tracking – Cargo và xu hướng của Blockchain chính là mấu chốt trong sự tiến hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.